Công Thức Hóa Học Làm Nên Chất Lạnh

Chất làm lạnh được dùng nhiều trong kho lạnh nhưng chúng ta không rõ quá công thức chế biến nó như thế nào, cùng Công ty cổ phần kỹ thuât C&T tìm hiểu chất làm lạnh có công thức hóa học tạo lên như thế nào.

  Công thức hóa học làm nên chất lạnh dùng trong kho lạnh

Chúng ta ai cũng biết trong các nhà máy nhiệt điện hoặc nhà máy điện nguyên tử, để sản xuất ra điện người ta phải dùng năng lượng nhiệt của than đá, khí ga hoặc năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên  năng lượng nhiệt đó không thể biến thành cơ năng hay điện năng được nếu trong các nhà máy đó thiếu  một chất trung gian: đó là hơi nước. Hơi nước đó được gọi là môi chất trong chu trình nhiệt.

Trong máy lạnh, khi ta tiêu tốn điện năng đơn thuần thì không thể lấy nhiệt ở sản phẩm có nhiệt độ thấp được, hay nói cách khác chúng ta không thể tạo ra máy lạnh. Muốn tạo thành một máy lạnh bắt buộc phải có một chất trung gian giống như hơi nước trong nhà máy điện. Chất trung gian đó gọi là môi chất lạnh hay là ga lạnh.

Trong lịch sử phát triển ngành lạnh, số loại ga lạnh đã được sử dụng rất nhiều. Dưới đây giới thiệu sơ lược một số loại ga phổ biến nhất:

Amoniac

Công thức hóa học: NH3, là loại ga rất rẻ tiền,có sẵn, sử dụng trong máy lạnh rất hiệu quả. Tuy nhiên loại ga này độc, ăn mòn kim loại màu. NH3 thường được sử dụng cho các cơ sở sản xuất nước đá, các kho lạnh lớn, hầu như không sử dụng trong điều hòa nhiệt độ.

Các Freon

Là tên gọi chung cho rất nhiều loại ga được dẫn xuất từ Hydrocarbon ( CmHn ), trong đó người ta thay thế các nguyên tử hydro bằng các nguyên tử Flo, Clo và Brom. Khi số nguyên tử thay thế khác nhau tạo nên rất nhiều Freon khác nhau, có ký hiệu khác nhau và có vùng nhiệt độ và mục đích sử dụng cũng khác nhau. Sau đây là một số Freon thường gặp:

Freon 12 : R12

Công thức CF2Cl thường được sử dụng trong các tủ lạnh gia đình trước kia. Chất này có tác dụng phá hủy tầng Ozon mạnh nên hiện nay không còn được sử dụng nữa.

Freon 22 : R22

Công thức CHF2Cl  được dùng rất phổ biến trong máy điều hòa nhiệt độ, trong các máy lạnh năng suất trung bình. R22 có tính chất nhiệt động tương đối tốt  nên trước kia được dùng rộng rãi.  Khi nồng độ không cao, R22 không độc với con người.Tuy nhiên do ga này cũng có hại cho tầng Ozon, tuy mức độ không lớn nên đối với nước ta cho phép sử dụng đến năm 2040 và các máy đang sử dụng có thể dùng cho đến khi hết tuổi thọ của máy.

Freon 134a : R134a

Công thức CF3CH2F, là ga lạnh thay thế cho R12, có các tính chất gần giống với R12, không cháy nổ, không ăn mòn với phần lớn kim loại, được dùng trong tủ lạnh gia đình, điều hòa ô tô v.v…. Tuy nhiên R134a có tác dụng làm nóng trái đất nên hiện nay quan niệm sử dụng R134a chưa thống nhất.

Freon 143a : R143a

Công thức CF3CH, không độc không ăn mòn phần lớn các vật liệu, nhưng dễ cháy nổ. R143a thường dùng trong các hỗn hợp (R507, R404A)

Freon 410A

Là hỗn hợp của hai Freon không đồng sôi, gồm 50% R32 và 50% R125. Đây là môi chất đang được sử dụng phổ biến trong các máy điều hòa nhiệt độ hiện nay vì môi chất này không phá hủy tầng ozon. Khi sử dụng môi chất này cần chú ý: Áp suất ngưng của R410A lớn hơn khoảng 1,6 lần so với R22 nên ống đồng cần dày hơn để không bị nổ. R410A  không cháy, không độc hại, bền vững hóa học và không ăn mòn phần lớn các vật  liệu.


 

XIN LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

 CTY CP KỸ THUẬT C&T VIỆT NAM

VP Miền Bắc: 37/2 Nguyễn Chánh – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
ĐT: 04 66 513 613  Hotline: 0914 55 81 82
Email: [email protected]
Website: www.ctvietnam.com.vn

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*


Call Now ButtonGọi cho chúng tôi 24/24H